NỘI DUNG

  1. Ăn thực phẩm chứa protein, chất béo lành mạnh, chất xơ trong mỗi bữa ăn
  2. Tránh xa đường
  3. Tránh ngũ cốc chế biến
  4. Thay đổi lối sống phù hợp

Niềm tin của y học chính thống cho rằng: “Một khi bạn được chẩn đoán đái tháo đường, thì suốt đời bạn sẽ là bệnh đái tháo đường!.”          

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học hàng đầu tin rằng, thông qua một chế độ ăn uống đơn giản dành cho bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ)→Bệnh ĐTĐ típ 2 có thể trở thành một chứng rối loạn ăn uống, hoàn toàn có thể hồi phục được. 

Tiến sỹ Jason Fung cho biết: “Một khi bạn nhận được chẩn đoán, đó là một bản án chung thân. Nhưng, đó thực sự là một lời nói dối. Bệnh ĐTĐ típ 2 hầu như luôn luôn có thể đảo ngược, và điều này rất dễ chứng minh”.

Vì đây là một rối loạn chế độ ăn uống, nó cho thấy rằng những gì bạn ăn sẽ đóng một vai trò rất lớn trong quá trình đảo ngược bệnh này. Đúng vậy, lượng calories quan trọng đến mức, nếu bạn sử dụng (hay đốt cháy) ít hơn nhiều so với lượng tiêu thụ (hay ăn vào), bạn sẽ tăng cân và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. 

Nhưng, đừng tưởng tượng rằng, một lát bánh mì và một quả trứng giống nhau chỉ vì chúng chứa cùng một lượng calories. Một lát bánh mì chắc chắn sẽ khiến bệnh ĐTĐ của bạn tồi tệ hơn nhiều so với quả trứng, vì 2 loại thực phẩm này hoạt động rất khác nhau bên trong cơ thể bạn.

Dựa trên nguyên tắc này, trong khi các công thức nấu ăn lành mạnh cung cấp lượng calories đáng kể, bạn nên tin rằng đó không phải là khía cạnh quan trọng nhất cần tập trung vào. Điều quan trọng nhất là Ba nguyên tắc chính. Tìm ra những điều này, bạn sẽ có thể xác định chế độ ăn uống của riêng mình và những gì phù hợp nhất với bạn, để giúp bạn đẩy lùi bệnh ĐTĐ típ 2.

DÙNG PROTEIN, CHẤT XƠ VÀ CHẤT BÉO LÀNH MẠNH TRONG MỖI BỮA ĂN

Thực phẩm protein như thịt nạc, cá loại cá nói chung, cá béo như cá hồi, cá ngừ…; trứng gia cầm nuôi thả vườn; thực phẩm giàu chất xơ như rau, các loại đậu và hạt; cũng như chất béo lành mạnhnhư dầu dừa (chứa nhiều MCT)… thúc đẩy mức đường huyết cân bằng.

  • Protein nạc, như thịt nạc, thịt gà bỏ da, trứng, các loại đậu, cá, hạt và các loại hạt giống cung cấp các khối xây dựng cho hầu hết các thành phần trong cơ thể. Bởi vì, chúng mất nhiều thời gian để phân hủy, nên làm cho chúng ta no lâu hơn, vì vậy nó ngăn chúng ta tiếp cận với những món ăn vặt nhanh có chứa bột-đường.
  • Rau và thực phẩm giàu chất xơ. Hãy bổ sung càng nhiều loại rau càng tốt vào mỗi bữa ăn, bao gồm những loại rau đa dạng về chủng loại và nhiều màu sắc. Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ. Chất xơ từ rau, hạt và hạt giống, và các loại đậu — đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho bạn no (không chứa nhiều calories), hỗ trợ giải độc và giúp cân bằng lượng glucose trong máu bằng cách làm chậm quá trình đưa đường vào máu. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cung cấp lượng carbohydrate cơ thể bạn cần mà không có calories rỗng như của ngũ cốc và đường đã qua chế biến.
  • Chất béo lành mạnh như cá béo, bơ, dầu ô liu, các loại hạt và hạt giống, trứng, dầu dừa, quả bơ… làm tăng cảm giác no và cân bằng lượng đường trong máu.

TRÁNH XA ĐƯỜNG

Khi bạn bị ĐTĐ, cơ thể bạn đang thừa chất đường trong máu do mất khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một kế hoạch bữa ăn cho bệnh ĐTĐ típ 2 đòi hỏi bạn phải tránh xa các loại bột và đường tinh chế. Đường từ thực phẩm và đồ uống như bánh kẹo, nước ngọt, sữa, nước trái cây, bánh quy và bánh ngọt… đi vào máu nhanh chóng và làm tăng lượng đường trong máu. 

Nếu cần chất tạo ngọt, bạn có thể thử dùng cây cỏ ngọt (stevia) hoặc một lượng nhỏ mật ong nguyên chất.

TRÁNH NGŨ CỐC CHẾ BIẾN TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Đặc biệt, tránh các loại ngũ cốc có chứa gluten và các sản phẩm từ bột mì trắng như bánh mì, bánh mì tròn, bánh quy, ngũ cốc, và bánh quy giòn. Tất cả các loại ngũ cốc đều phân hủy thành đường và có khả năng làm tăng đột biến nghiêm trọng lượng đường trong máu. Gluten trong những thực phẩm này làm cho ruột bị viêm, và có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh lượng glucose trong máu.

Bằng cách loại bỏ tất cả các loại ngũ cốc và bột tinh chế ban đầu, bạn đang hướng chế độ ăn uống của mình theo hướng các loại thực phẩm không làm tăng lượng glucose trong máu — protein, chất béo và thực phẩm giàu chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt có thể được bổ sung từ từ sau một vài tuần khi lượng đường trong máu của bạn đã được kiểm soát trở lại. Bạn ăn bao nhiêu lần trong một ngày, việc bạn ăn trong thư thả và nhai kỷ thức ăn, hay chỉ gắp và nuốt vội chúng khi đang phải vội vã, cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến bệnh ĐTĐ của bạn.

THAY ĐỔI LỐI SỐNG PHÙ HỢP

Cuối cùng, là một căn bệnh về lối sống, bệnh ĐTĐ phản ứng tuyệt vời với những thay đổi lối sống phù hợp. Dưới đây là những thay đổi mà nghiên cứu đã chứng minh rằng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu .

  • Tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
  • Ngủ một giấc thật ngon (ngủ trước 10 giờ tối và cố gắng từ 7-9 giờ mỗi đêm)
  • Giảm căng thẳng
  • Dùng thực phẩm bổ sung. Nhiều loại thảo dược và thực phẩm bổ sung đã được nghiên cứu cho thấy chúng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu — tảo lục chlorella, crôm, magiê, vitamin K & D, dầu cá, nghệ và quế… có thể đặc biệt hữu ích.

(Theo Sepakila)

Chuyên mục: Tin tức

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *