Theo niềm tin của y học chính thống, một khi bệnh đái tháo đường “xảy ra” với bạn, nó sẽ ở bên bạn suốt đời. Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa kéo dài được đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao, kháng insulin và/hoặc thiếu hụt insulin tương đối. Insulin do tế bào beta tụy tiết ra để điều hòa đường huyết thông qua thụ thể của nó trên các tế bào.
NGUYÊN NHÂN
Bệnh ĐTĐ típ 2, và tình trạng tiền ĐTĐ là hậu quả của tình trạng kháng insulin xảy ra trước nó, là do các yếu tố có thể ngăn ngừa sau đây gây ra:
- Tiêu thụ quá nhiều calories rỗng.
- Không hoạt động thể lực; thiếu vận động.
- Tiêu thụ “đồ ngọt ẩn”, là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, không có vị ngọt nhưng làm ngọt máu, ví dụ như mì ống, ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn… Dùng nhiều đường, hoặc thậm chí còn tệ hơn như si-rô ngô hàm lượng fructose cao, và các nguồn cung cấp fructose đậm đặc khác như từ cây thùa.
- Dầu hydro hóa.
- Sự thiếu hụt dinh dưỡng của các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là magiê, crôm và kẽm, vitamin D và K, và axít béo omega 3,…
- Tiếp xúc với hóa chất, bao gồm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, như thuốc trừ sâu và thuốc chữa bệnh, ví dụ như nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn…
CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Một trong những cơ chế cơ bản của tăng đường huyết do kháng insulin (tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2) như sau:
1) Tiêu thụ quá nhiều calories rỗng.
Khi chúng ta ăn vượt quá khả năng của mình, năng lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen và chất béo bão hòa. Khi tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong thời gian dài, cơ thể chúng ta không còn chỗ để dự trữ những calories không cần thiết này nữa, tình trạng kháng insulin xuất hiện.
Để bảo vệ khỏi tình trạng thừa dinh dưỡng quá mức, các tế bào mỡ và tế bào cơ bắt đầu mất số lượng các thụ thể insulin và / hoặc chức năng lỏng lẻo, do đó làm giảm lượng glucose có thể xâm nhập vào tế bào. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên mức không tốt cho sức khỏe, khiến tuyến tụy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bù đắp quá mức và sản xuất nhiều insulin hơn. Việc tăng nồng độ insulin có thể gây ra một số tác động xấu đến tim mạch, thần kinh, nội tiết, và cả ung thư…
Nếu chu kỳ này tiếp tục, cuối cùng các tế bào beta sản xuất insulin có thể cạn kiệt và mất khả năng sản xuất insulin, dẫn đến “bệnh đái tháo đường kép”, nơi bạn có insulin thấp và lượng đường trong máu cao cũng như kháng insulin.
Hạn chế calories (đặc biệt là carbohydrate) trở nên quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh đái tháo đường típ 2.
2) Không hoạt động thể lực; thiếu vận động.
Tập thể dục rất cần thiết trong việc giúp cơ thể sử dụng hết năng lượng dự trữ, chuyển hóa lượng calories tiêu thụ thành calories đốt cháy. Tập thể dục có tác dụng ngược lại với việc ăn quá nhiều, làm tăng số lượng thụ thể insulin trong cơ và tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, do đó giải phóng tuyến tụy khỏi gánh nặng sản xuất insulin liên tục. Tập thể dục cũng dẫn đến việc giải phóng các hormone ức chế sự thèm ăn và chất dẫn truyền thần kinh giúp hạn chế tình trạng ăn quá nhiều.
3) Tiêu thụ “đồ ngọt ẩn”.
Carbohydrate nói chung có tác dụng tiết insulin trong cơ thể vì chúng có chỉ số đường huyết cao, so với protein và chất béo. Điều đó có nghĩa là, carbohydrate làm cho máu trở nên ngọt hơn so với protein hoặc chất béo, được phân hủy từ từ trong cơ thể, không phụ thuộc vào insulin.
Fructose trong khi có chỉ số đường huyết thấp, có thể làm tăng lượng đường trong máu ở phần cuối bằng cách giảm ái lực của insulin với thụ thể của nó, góp phần kháng lại insulin và tăng lượng đường trong máu. Fructose cũng trải qua quá trình glycat hóa (caramel hóa).
Sự trao đổi chất của chúng ta chỉ đơn giản là không được thiết kế cho một lượng lớn tinh bột, đường, chất ngọt và chất béo chuyển hóa được sản xuất tổng hợp. Chúng ta cần trái cây, rau, hạt và hạt giống, và các nguồn chất béo và protein chất lượng cao.
Si-rô ngô hàm lượng fructose cao (HFCS) và fructose tinh khiết đều đã được chứng minh là gây kháng insulin ở chuột và người. Trên thực tế, có hơn 70 tác dụng phụ khác đối với sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ đường fructose tinh khiết.
4) Dầu hydro hóa.
Dầu hydro hóa cũng làm giảm đáng kể khả năng đáp ứng của tế bào cơ và tế bào mỡ đối với insulin, trong khi axít béo omega-3 làm tăng khả năng đáp ứng đó.
5) Sự thiếu hụt dinh dưỡng của các vitamin và khoáng chất.
Thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là 2 vitamin D & K, và 2 chất khoáng Magiê & Crôm, axít omega-3… sẽ dẫn đến kháng insulin và cuối cùng là ĐTĐ típ 2 bùng phát.
6) Tiếp xúc với hóa chất
Tiếp xúc với hóa chất, bao gồm ô nhiễm môi trường và nguồn nước; các chất vệ sinh nhà cửa, hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu và diệt cỏ; mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh… Thật trớ trêu, ngay cả nhóm thuốc giúp hạ cholesterol là statin cũng có tác dụng phụ là gây ra ĐTĐ típ 2 với tỷ lệ 46 %.
TÁI TẠO TẾ BÀO BETA TỤY
Ngay cả sau khi các tế bào beta trong tuyến tụy đã trải qua mức độ phá hủy đáng kể và hiện không có đủ insulin để giữ lượng đường trong máu dưới mức độc hại, y học chính thống giả vờ như khả năng tự phục hồi và tái tạo của cơ thể không tồn tại.
Mỗi phút có 60.000 tế bào trong cơ thể chúng ta được tái sinh và trong suốt 100 ngày, tất cả có khoảng 17 nghìn tỷ tế bào được thay thế bằng các tế bào mới.
Nếu chúng ta có thể loại bỏ các nguyên nhân tự hủy hoại tự miễn dịch bằng cách làm sạch nhiễm trùng, loại bỏ thực phẩm gây ĐTĐ, điều chỉnh sự thiếu hụt và mất cân bằng khoáng chất và vitamin, chuyển mô và pH máu trở lại kiềm từ mức axít nguy hiểm, và bổ sung chế độ ăn uống với các thực phẩm tái tạo tế bào beta đã được chứng minh, thảo mộc, hoặc chất dinh dưỡng,… thì trong một số trường hợp, tuyến tụy có thể tái tạo chức năng tế bào beta.
Tái tạo tế bào beta – Thật không may, cộng đồng y tế vẫn chưa khai thác được tiềm năng đẩy lùi bệnh ĐTĐ của các hợp chất tự nhiên. Trong khi các liệu pháp tế bào gốc đắt tiền, cấy ghép tế bào beta tiểu đảo và một loạt các loại thuốc tổng hợp đang trong quá trình phát triển là trọng tâm của hàng tỷ đô la nghiên cứu. Hàng năm, tủ bếp và sân sau vườn nhà của chúng ta có thể đã chứa phương pháp chữa bệnh ĐTĐ được săn lùng từ lâu.
Các hợp chất sau đây đã được chứng minh bằng thực nghiệm để tái tạo các tế bào beta sản xuất insulin-tế bào bị phá hủy trong bệnh ĐTĐ, và sau khi được phục hồi, có thể (ít nhất là trên lý thuyết) phục hồi sức khỏe của bệnh nhân đến mức họ không còn cần thay thế insulin.
- Gymenna Sylvestre, lá dây thìa canh được xem như “kẻ hủy diệt đường”
- Nigella Sativa, hạt “thì là đen”
- Vitamin D
- Curcumin, chiết xuất từ củ nghệ
- Arginine
- Trái bơ
- Berberine, tìm thấy trong các loại thảo mộc đắng như Goldenseal và Barberry
- Mướp đắng
- Chard và rau lá xanh
- Râu ngô
- Stevia cỏ ngọt
- Sulforaphane, đặc biệt tập trung trong mầm bông cải xanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NT-020, a natural therapeutic approach to optimize spatial memory performance and increase neural progenitor cell proliferation and decrease inflammation in the aged rat. Rejuvenation Res. 2010 Jun 29. Epub 2010 Jun 29. PMID: 20586644
[2] Photo-induced regeneration of hormones by electron transfer processes: Potential biological and medical consequences. Radiat Phys Chem Oxf Engl 1993. Updated 2011 Aug ;80(8):890-894. PMID: 21814301
0 Bình luận