Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiền đái tháo đường (ĐTĐ) và ĐTĐ típ 2. Vì vậy, khi nói đến việc ngăn ngừa và điều trị chúng thì bạn phải GIẢM CÂN & GIẢM CÂN.

Bạn đâu biết rằng, nếu bạn là phụ nữ, béo phì sẽ khiến bệnh ĐTĐ của bạn có nguy cơ cao gấp 28 đến 93 lần tùy thuộc vào mức độ béo phì của bạn? Hoặc nếu bạn bị thừa cân, chỉ cần giảm cân 5-7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm 50% nguy cơ tiền ĐTĐ của bạn? Hoặc chỉ đơn giản là, giảm cân có thể đảo ngược bệnh ĐTĐ típ 2 ở một số người!

Câu hỏi lớn đặt ra là, tại sao cân nặng lại tạo ra sự khác biệt như vậy trong bệnh ĐTĐ? Và một nghiên cứu mới có thể đã tiết lộ câu trả lời…

LÀM THẾ NÀO QUÁ NHIỀU CHẤT BÉO DẪN ĐẾN QUÁ ÍT INSULIN

Một nghiên cứu gần đây từ tại Đại học Newcastle đã xác định chính xác quá trình gây ra bệnh ĐTĐ típ 2 ở những người thừa cân và béo phì. Nghiên cứu bao gồm những ở người trước đây mắc bệnh ĐTĐ típ 2 nhưng đã giảm cân và đảo ngược tình trạng này như là một phần của thử nghiệm lâm sàng. Hầu hết mọi người từ thử nghiệm này giữ cho bệnh ĐTĐ của họ thuyên giảm, nhưng một nhóm nhỏ đã tăng cân trở lại và kết thúc với tái phát bệnh ĐTĐ một lần nữa.

Sau khi thực hiện các kỹ thuật quét tiên tiến (CT Scan) và theo dõi lượng đường trong máu trên những người này, các nhà nghiên cứu đã xác định tại sao bệnh ĐTĐ típ 2 và cân nặng có mối liên hệ chặt chẽ như vậy…

Hãy xem, chất béo thường được lưu trữ dưới da của bạn, nhưng khi bạn có quá nhiều chất béo, bạn sẽ hết “phòng” để chứa chúng. Lượng chất béo mà cơ thể bạn lưu trữ dưới da có thể thay đổi từ người này sang người khác. Nhưng chuyện gì xảy ra khi bạn hết “phòng” cũng vậy với mọi người…

Cơ thể bạn bắt đầu gửi chất béo đến gan. Điều đó gây ra các tình trạng như gan nhiễm mỡ (một yếu tố nguy cơ khác của bệnh ĐTĐ típ 2). Một khi gan của bạn quá đầy mỡ, nó bắt đầu tràn ra các bộ phận khác của cơ thể, như tuyến tụy.

Theo các nhà nghiên cứu, chất béo này sau đó làm “tắc nghẽn” tuyến tụy, tắt các gen để sản xuất insulin thích hợp và — thế là—bệnh ĐTĐ típ 2 xuất hiện. Tin tốt là quá trình này có thể đảo ngược.

ĐẢO NGƯỢC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 BẰNG CÁCH GIẢM CÂN

Nghiên cứu mới nhất này đã dựa trên nghiên cứu trước đây của Đại học Newcastle. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, những người mắc bệnh ĐTĐ típ 2 có thể đảo ngược tình trạng của họ bằng cách giảm cân.

Trong một nghiên cứu, một phần tư số người giảm từ 15 kg trở lên và 90% những người này đã kiểm soát lượng đường trong máu trở lại bình thường và đẩy lùi bệnh ĐTĐ. Hai năm sau, hơn một phần ba trong số họ vẫn còn thuyên giảm và không dùng thuốc điều trị đái tháo đường.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM CÂN?

Trong các nghiên cứu của Đại học Newcastle, đối tượng tham gia đã giảm cân thông qua chế độ ăn ít calories. Trong một nghiên cứu, những người tham gia chỉ ăn 600 calories mỗi ngày trong 8 tuần. Lượng calories khuyến nghị cho người trưởng thành trung bình là từ 1.500 đến 2.500 calories mỗi ngày (tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và mục tiêu giảm cân), do đó, chế độ ăn hạn chế còn 600 calories mỗi ngày khá khác biệt và cực đoan.

Nhưng bạn không cần phải tuân theo chế độ ăn khắc nghiệt để giảm cân để đẩy lùi bệnh ĐTĐ. Bạn có thể thử chế độ nhịn ăn gián đoạn, chế độ paleo, keto, chế độ ăn Địa Trung Hải, hoặc bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào khác giúp bạn giảm cân.

Mặc dù, nếu bạn cực kỳ béo phì và bạn có thể phải cắt giảm lượng calories khá nhiều cho dù bạn chọn chế độ ăn nào. Cắt giảm 500 calories mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm 0.5 kg mỗi tuần và cắt giảm 1.000 calories mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm 1 kg mỗi tuần nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn là từ 30 trở lên.

Nhưng được cảnh báo, khả năng đảo ngược bệnh ĐTĐ típ 2 của bạn sẽ bị giảm xuống khi bạn mắc bệnh lâu hơn. Vì vậy, bạn phải bắt đầu tập trung vào việc giảm cân càng sớm thì càng tốt!

Bạn có thật sự sẵn sàng để giảm cân chưa?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Understand Your Risk for Diabetes — American Heart Association
  2. Overspill of fat shown to cause Type 2 Diabetes — EurekAlert!
  3. Hepatic Lipoprotein Export and Remission of Human Type 2 Diabetes after Weight LossCell Metabolism
  4. Risk Factors for Type 2 Diabetes — National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *